Sau một thời gian sử dụng kho lạnh việc bảo trì bảo dưỡng là vô cùng cần thiết, nó giúp cho kho lạnh hoạt động tốt và không gặp trục trặc hay sự cố trong quá trình vận hành. Việc bảo dưỡng kho lạnh có thể do kỹ thuật hoặc công ty cung cấp dịch vụ bảo dưỡng. Nhưng những điểm cần chú ý khi bảo dưỡng kho lạnh là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích nhé.
Các bộ phận cần chú ý khi bảo dưỡng kho lạnh
Với các loại thiết bị máy móc thì sau một thời gian hoạt động thì đều có thể gặp phải một số vấn đề nếu không khắc phục kịp thời sẽ khiến chất lượng của nhiệt độ, độ ẩm, khả năng làm lạnh ...không được đảm bảo. Do đó sau một thời gian bảo quản thì cần bảo dưỡng kho lạnh để chắc chắn kho lạnh hoạt động ở tình trạng tốt nhất.
1. Bảo dưỡng bộ phận máy nén
- Việc bảo dưỡng máy nén là rất quan trọng để đảm bảo hệ thống lạnh chạy tốt, bền, hoạt động hiệu quả, tiết kiệm điện năng nhất là đối với các loại máy có công suất lớn.
- Máy nén dễ gặp sự cố trong ba thời kỳ: thời kỳ đầu của lần thử nghiệm đầu tiên và thời kỳ mài mòn các bộ phận của máy.
- Máy phải được sửa chữa sau mỗi 6.000 giờ hoặc sau một năm hoạt động. Ngay cả khi máy hiếm khi chạy, nó vẫn cần được bảo trì. Máy sẽ không hoạt động trong thời gian dài và phải được kiểm tra trước khi chạy.
2. Thiết bị ngưng tụ
- Dàn ngưng có nhiệm vụ ngưng tụ gas quá nhiệt sau máy nén thành môi chất lạnh lỏng. Quá trình làm việc của dàn ngưng có ảnh hưởng quyết định đến áp suất và nhiệt độ ngưng tụ, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả và an toàn của toàn bộ hệ thống lạnh.
- Khi hiệu suất làm việc của bình ngưng thấp, các thông số của hệ thống sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu, cụ thể là:
- Khả năng làm lạnh của hệ thống bị giảm, mất khả năng tiết kiệm điện.
- Sự tăng nhiệt độ cuối quá trình nén.
- Công suất nén tăng và động cơ có thể bị quá tải.
- Nếu áp suất phía cao áp tăng và giảm độ an toàn thì rơ le HP có thể dừng máy nén và van an toàn có thể hoạt động.
- Thiết bị bay hơi trong kho lạnh bảo quản dưới 0˚C. Hơi ẩm của sản phẩm đi vào không khí của kho lạnh sẽ làm tăng độ ẩm của không khí.
- Do sự chênh lệch áp suất riêng giữa hơi nước trên bề mặt sản phẩm và không khí trên bề mặt thiết bị bay hơi làm tăng quá trình khuếch tán và bay hơi, dẫn đến tăng lớp tuyết trên bề mặt thiết bị bay hơi theo thời gian.
- Độ dày của lớp tuyết tỉ lệ nghịch với hệ số truyền nhiệt. Việc giảm lượng khí đốt hóa lỏng trong dàn bay hơi sẽ gây ra nhiều hệ lụy nên cần phải xả tuyết thường xuyên.
- Xả tuyết là công việc thường xuyên nên hầu hết công việc được thực hiện tự động theo chu trình đã định để phù hợp với đối tượng phục vụ. Việc bảo dưỡng dàn bay hơi chủ yếu kiểm tra tình trạng quạt gió, két nước, đường ống xả tuyết…
4. Một số bộ phận khác
- Ngoài một số thiết bị quan trọng riêng, các kỹ thuật viên khi bảo dưỡng cần xem sét toàn diện các bộ phận khác nữa như: bơm, tháp giải nhiệt, quạt hay van tiết lưu. Tất cả các bộ phận để tạo nên kho lạnh đều có liên hệ mật thiết với nhau. Nên chúng ta cần bảo dưỡng toàn bộ để sau khi bảo dưỡng 1 đợt sẽ đảm bảo sự hoạt động hiệu quả hơn về sau.
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH BIỂN BẠC
- Địa chỉ : Số 812 & 1057, đường Phúc Diễn, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Mã số thuế: 0106802243
- Hotline: 0926 381 999