Header Ads

Những thực phẩm nào có thể đông lạnh?

Hầu hết các thực phẩm đều có thể dự trữ bảo quản bằng cách đông lạnh. Tuy nhiên, thực phẩm thường được trữ đông phổ biến nhất vẫn là cá, thịt, hải sản, rau củ quả,…v...v

Thịt sống và rau củ

Các loại thịt, cá hay hải sản đều có thể đặt bên trong ngăn đông của tủ lạnh khá lâu, giúp bạn dự trữ được số lượng nhiều thực phẩm này.

Rau củ thường được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Nhưng nếu cần vẫn có thể đông lạnh các loại rau củ mà vẫn giữ được hương vị và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không nên bảo quản đông lạnh các loại rau có hàm lượng nước cao như cần tây, rau diếp, bắp cải, dưa chuột…

Thực phẩm chế biến sẵn

Để tiết kiệm thời gian nấu nướng, các bà nội trợ thường chế biến, đóng gói thức ăn để đóng lạnh. Tất cả các món đã được chế biến sẵn như thịt, cá, chả giò, tôm thịt viên, các loại bánh, xúc xích,… đều có thể trữ đông, khi cần có thể đem ra dùng luôn. 

Trữ đông đúng cách

Đối với các loại thực phẩm tươi sống

Đối với các loại thực phẩm tươi sống như thịt các, tôm… cần rửa thật sạch. Cắt thịt hoặc chia cá, tôm thành từng phần vừa đủ cho một lần ăn. Sau đó dùng khăn thấm khô, cho vào hộp có nắp đậy kín hoặc túi đựng thực phẩm chuyên dụng buộc chặt lại. Ghi tên thực phẩm, ngày cấp đông rồi xếp gọn gàng từng loại vào tủ lạnh hoặc tủ cấp đông. 

Đối với rau củ

Rau củ nên rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, sau đó để khô ráo. Cho từng loại vào túi đựng thực phẩm chuyên dụng, ghi tên thực phẩm ở ngoài rồi xếp vào ngăn đông.

Cấp đông giúp bảo quản thực phẩm có thời gian sử dụng lâu dài nhưng không phải ai cũng biết rõ về cách đông thực phẩm sao cho đúng cách. 


1. Cấp đông là gì?

Cấp đông là phương pháp giúp các loại thực phẩm (như hải sản, thịt và rau củ quả) rơi vào trạng thái đông lạnh chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Phương pháp này đảm bảo chất lượng thực phẩm một cách tối ưu, nhất là đối với loại thực phẩm sử dụng trong khoảng thời gian ngắn và dễ bị ôi thiu ở nhiệt độ phòng.

Sau khi thực phẩm được cấp đông, chúng mới được đưa vào kho lạnh để tiếp tục bảo quản trước khi sử dụng.

2. Lợi ích khi cấp đông thực phẩm

Có thể thấy, việc cấp đông thực phẩm có nhiều lợi ích nổi bật như:

  • Không dùng chất bảo quản, vì tốc độ làm đông thực phẩm diễn ra rất nhanh, nên bạn không cần phải sử dụng thêm bất kì chất bảo quản nào khác.
  • Giữ được độ tươi ngon của thực phẩm và giảm thiểu tình trạng ôi thiu, nhất là đối với thực phẩm có thời gian sử dụng ngắn.
  • Kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm trước khi dùng.
  • Tránh gây lãng phí thức ăn bị dư thừa cũng như hỗ trợ việc quản lý thu mua và năng suất nông sản.
  • Thuận tiện cho việc đóng gói thực phẩm đi xa.

3. Cấp đông thực phẩm thế nào cho đúng?

Tùy theo nhóm thực phẩm mà bạn có cách cấp đông khác nhau, giúp cho thực phẩm giữ được độ tươi ngon và chất lượng trước khi dùng. Cụ thể:

Đối với rau củ và trái cây

Nhóm thực phẩm này thường có thời gian trữ đông lâu hơn so với nhóm thịt cá. Nhiệt độ cấp đông lý tưởng cho rau củ và trái cây là từ 1 - 4 độ C.

Vì nếu bạn trữ đông ở nhiệt độ thấp hơn thì sẽ làm cho rau quả bị đông đá, có xu hướng bị dập nát sau khi rã đông. Còn nếu bạn trữ đông ở nhiệt độ cao hơn, thì lại tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ phát triển và làm hỏng thực phẩm.

Cách cấp đông rau củ, trái cây

Trước khi cấp đông rau quả, bạn cần loại bỏ bụi đất giúp cho rau củ quả sạch, rồi tiến hành cấp đông vào thiết bị chuyên dụng như tủ lạnh.

Hiện nay, bạn có thể tìm một số mẫu tủ lạnh có trang bị thêm lưới mắt cáo ở ngăn đựng rau quả giúp kiểm soát độ ẩm. Hoặc kích thước ngăn rau quả lớn được phân chia nhiều tầng, sẽ giúp việc bảo quản rau quả được tiện lợi và tránh bị dập nát.

Đối với các loại thịt cá

Nhóm thịt cá rất dễ bị hỏng nếu như bạn bảo quản không đúng cách và nhìn chung nhiệt độ lý tưởng để cấp đông thịt cá là khoảng -18 độ C (đối với một số loại thịt sẽ có thời gian cấp đông khác nhau).

Các vi sinh vật thường xuất hiện do quá trình phân hủy tế bào, là nguyên nhân gây ra mùi hôi và làm thay đổi chất dinh dưỡng vốn có, thậm chí sinh ra một số hợp chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Vì thế, thịt cá chỉ có thể lưu trữ trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, việc rã đông thịt cá không đúng cách còn làm thay đổi hương vị và chất dinh dưỡng, khó làm cho món ăn được ngon khi chế biến.

Cách cấp đông thịt cá

Sau khi mua thịt cá, bạn có thể làm sạch và phân chia lượng đủ dùng cho mỗi lần chế biến, rồi để vào túi zip, bọc màng thực phẩm hoặc chứa trong hộp đựng thực phẩm.

Tiếp đó, đặt vào ngăn đông tủ lạnh hoặc tủ đông ở nhiệt độ -18 độ C với thời gian sử dụng đến tận 12 tháng. Tuy nhiên, đối với thịt tươi cấp đông thì bạn nên dùng sớm không quá 4 tháng và đối với thịt đã nấu chín thì nên dùng trước 3 tháng.

Mới hơn Cũ hơn