Mô hình kinh doanh hải sản tươi sống
Hải sản tươi sống là một mặt hàng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị tươi ngon, bổ dưỡng và có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau. Do đó, nhu cầu sử dụng và tiêu thụ hải sản tươi sống ngày càng cao.
Vậy nên kinh doanh hải sản tươi sống đã thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm và phát triển. Việc kinh doanh này sẽ mang đến cho chủ doanh nghiệp cơ hội kiếm lợi nhuận lên đến hàng chục triệu đồng mỗi ngày.
Mô hình kinh doanh hải sản đông lạnh
Đây cũng là một trong những mô hình được ghi nhận là giúp các chủ cửa hàng “quay vòng có lãi”. Hải sản đông lạnh có tính chất dễ tìm mua, chất lượng dinh dưỡng cũng không kém cạnh gì loại tươi sống mà giá thành lại hợp lý hơn. Tương tự như hải sản tươi sống, các loại mặt hàng của hải sản đông lạnh cũng vô cùng phong phú và đa dạng.
Mô hình kinh doanh hải sản khô
Có nhiều người nghĩ rằng việc kinh doanh hải sản khô sẽ là một hình thức không có lãi và thiếu hiệu quả. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ không hề chính xác một chút nào. Các loại mặt hàng hải sản khô cũng được rất nhiều người yêu thích, nhất là các mặt hàng như thịt khô, mực khô,… Hơn thế nữa, nguồn cung cấp các loại mặt hàng này rất lớn, thời gian bảo quản được lâu dài và không quá phức tạp.
Mô hình kinh doanh hải sản online
Việc thực hiện mua bán trực tuyến không còn quá xa lạ đối với chúng ta hiện nay. Kinh doanh hải sản online cũng dần trở nên phát triển hơn rất nhiều. Qua Facebook, website,… bạn có thể cung cấp hình ảnh về sản phẩm, giúp khách hàng dù ở xa tới đâu cũng có thể đặt mua trực tiếp để thưởng thức.
Hình thức kinh doanh hải sản online có thể phù hợp với cả hải sản tươi lẫn hải sản khô. Tuy có khó khăn về mặt vận chuyển các sản phẩm tươi sống nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể thực hiện trong khu vực mình sinh sống. Ngoài ra, với việc kinh doanh online bạn sẽ giảm được các chi phí về việc mặt bằng, nhân công,…
Kinh nghiệm kinh doanh hải sản mới nhất 2022
Để có thể chuẩn bị cho việc kinh doanh hải sản được suôn sẻ thì bạn sẽ cần phải tìm hiểu thật kỹ về những vấn đề xung quanh lĩnh vực này cũng như kinh nghiệm của người đi trước. Dưới đây là tổng hợp những kinh nghiệm mới nhất trong việc mở cửa hàng hải sản tươi sống cũng như hải sản đông lạnh.
Tìm hiểu về thị trường và nguồn khách hàng
Việc đầu tiên cũng là việc quan trọng nhất trước khi bạn bắt tay vào kinh doanh bất cứ loại sản phẩm nào đó là tìm hiểu về thị trường và nhu cầu của khách hàng. Bạn cần xác định được đối tượng khách hàng của mình là ai, địa điểm mở cửa hàng, loại hải sản mà khách hàng ưa thích.
Dù là kinh nghiệm kinh doanh hải sản đông lạnh hay hải sản tươi thì bạn đều cần biết xem mức giá nào sẽ phù hợp với tệp khách hàng của cửa hàng. Để làm được điều này bạn cần tiến hành khảo sát, từ đó thu thập được số liệu và câu trả lời của khách hàng, giúp bạn biết được mình cần tập trung vào loại mặt hàng nào.
Khi đã nắm bắt được thói quen tiêu dùng của khách hàng thì dù giá bán có nhỉnh hơn so với thị trường, bạn vẫn có thể thu hút được người tiêu dùng. Ở thời điểm này bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ đối thủ và đưa ra mức giá phù hợp cho sản phẩm của mình.
Chi phí mở cửa hàng hải sản
Sau khi lựa chọn được các loại hải sản mình muốn nhập, số lượng cũng như giá cả thì bạn cần xem xét cân bằng số vốn để chuẩn bị cho cửa hàng. Chi phí mở cửa hàng hải sản sẽ bao gồm chi phí cố định và không cố định. Bạn hãy dành thời gian để sắp xếp và tính toán chi phí này một cách rõ ràng nhất có thể để tính ra số vốn bạn cần phải bỏ ra. Dưới đây là chi phí ước chừng cho một cửa hàng hải sản với diện tích 62m2:
- Chi phí thiết kế không gian cửa hàng: 12 triệu.
- Chi phí bể chứa hải sản tươi sống: 26 triệu.
- Chi phí cho tủ đông: 8 triệu.
- Các thiết bị đi kèm (quầy tính tiền, đèn, camera): 6 triệu
- Quầy kệ trưng bày: 20 triệu.
Kinh nghiệm lựa chọn hải sản để kinh doanh
Kinh doanh hải sản hay đông lạnh khác với việc bán đồ khô. Bạn cần phải lưu ý về độ tươi và sạch của loại thực phẩm này. Đồng thời bạn cũng cần phải đảm bảo rằng việc bảo quản diễn ra thật tốt để không làm ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng của món ăn.
Đối với các sản phẩm tươi sống hay đông lạnh thì cần phải có đủ nhiệt độ, không khí, bể nước để sản phẩm luôn được tươi mới. Còn riêng với các loại sản phẩm hải sản khô, bạn cần phải để ý tránh những nơi có độ ẩm cao để không bị mốc, ẩm gây ngộ độc cho người ăn.
Mỗi một loại hải sản đều có những mẹo chọn riêng biệt, để nhập được các loại sản phẩm hàng đầu thì bạn cần phải lấy được những kinh nghiệm từ người đi trước. Từ đó có thể đem lại thuận lợi trong việc kinh doanh của bạn.
Kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản dành cho bạn
Nguồn cung cấp hải sản
Tiêu chí để đưa ra quyết định nguồn hải sản tươi sống bao gồm:
- Sản phẩm có chất lượng tốt, tươi và an toàn.
- Đáp ứng được được yêu cầu của bạn về số lượng, loại hải sản, không bị ảnh gián đoạn.
- Giá thành sản phẩm bán ra tốt hơn so với thị trường.
- Khoảng cách từ nơi cung cấp hải sản đến cửa hàng của bạn không quá xa để đảm bảo sự tiện lợi và nhanh chóng trong việc vận chuyển hàng hóa.
Tìm kiếm địa điểm kinh doanh
Địa điểm bán hàng là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và quảng bá các sản phẩm. Vậy nên, kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản đó là hãy đi khảo sát để chọn những địa điểm mang đến lợi thế cho việc kinh doanh của bạn. Một cửa hàng nằm ở vị trí có nhiều người qua lại, ở khu mua sắm thực phẩm, không gian thoáng mát,… sẽ là lựa chọn tốt cho bạn
Lên kế hoạch quản lý cách thức bán hàng
Bạn cần lên kế hoạch cho các phương pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng từ sản phẩm đến dịch vụ sẽ giúp bạn xây dựng khách hàng trung thành.
Xây dựng kế hoạch quản lý